Kiến thức quản trị Biểu đồ rủi ro và ý nghĩa trong quản lý

Biểu đồ rủi ro và ý nghĩa trong quản lý

108
Thế giới đang bị cuốn theo những mô hình quản lý rủi ro ngày càng đa dạng, tinh vi và nguy hiểm. Mặc dù các công ty làm tốt việc quản lý các rủi ro cấp thấp và có thể dự đoán, nhưng phần lớn vẫn duy trì nhận thức sai lầm rằng họ có khả năng tiên liệu và đối phó với các nguy cơ nguy hiểm hơn rất nhiều.
Các vị quản lý cao cấp, giám đốc cần ý thức được khả năng bị tổn thương của công ty trước những rủi ro nghiêm trọng đó. Tuy nhiên, có thể họ không kịp cập nhật thông tin bởi quá trình đánh giá rủi ro thường do nhân viên dưới quyền thực hiện và được trình bày dưới dạng hàng loạt các bảng tính và dữ liệu khó hiểu.
Một phương pháp tuyệt diệu mà các nhà quản trị rủi ro có thể sử dụng để giao tiếp với lãnh đạo công ty chính là một bản đồ nhiệt đơn giản mô tả khả năng và mức độ nghiêm trọng của các loại rủi ro khác nhau mà tổ công ty đang đối mặt. Một bản đồ nhiệt có thể tập trung sự chú ý của các giám đốc, ban quản trị vào những rủi ro có vẻ như không có khả năng xảy ra nhưng sẽ để lại nhiều tác động tàn khốc mà vốn xứng đáng (nhưng không thường) nhận được sự quan tâm đúng mức từ cấp độ quản lý này – đó là những biến cố Thiên Nga Đen như vụ Madoff và các giao dịch lừa đảo của hắn gần đây, các vụ việc này làm công ty Société Générale tiêu tốn hết hơn 7 tỷ USD.
– Những rủi ro ít có khả năng xảy ra nhưng lại nguy hiểm nhất với tổ chức của bạn là gì?

– Làm thế nào bạn biết được liệu các mô hình quản lý rủi ro có thực sự hiệu quả?

– Giải pháp nào đang được thực hiện để ngăn ngừa chúng?
Lý tưởng mà nói, dạng bản đồ nhiệt thể hiện rủi ro này được xây dựng bằng sự phối hợp giữa tất cả nhân viên thuộc nhiều cấp độ và chức năng khác nhau, và nó thể hiện đồng thời tác động của các loại rủi ro theo phương diện tài chính, thể chế và danh tiếng. Những bản đồ trong bài này cho thấy rủi ro mà các công ty gặp phải có thể hoàn toàn khác biệt nhau. Bản đồ dành cho công ty bạn có thể cũng rất khác, có thể chỉ ra nhiều rủi ro hơn và có thể thay đổi theo thời gian.
Trong đó:
1. Các khoản dự trữ tổn thất cho vay bị thao túng.

2. Gian lận nợ thế chấp.

3. Gian lập chứng khoán hóa.

4. Vi phạm luật pháp – chiếm giữ trái phép chuyển điện tiền stripping.

5. Vi phạm FCPA (Đạo luật chống tham nhũng của Mỹ)

6. Gian lận cho vay “vòng trong”.

7. Giao dịch lừa đảo.

8. Giao dịch vòng trong.

9. Trộm ngân quỹ – thu ngân.

10. Trộm ngân quỹ – các giao dịch chuyển khoản.
Trong đó:
1. Làm giả thỏa ước cho vay.

2. Phóng đại doanh thu.

3. Phóng đại lượng hàng tồn kho.

4. Tiền mặt đi chệch hướng – các mô hình tài khoản nợ phải trả.

5. Vi phạm FCPA (Đạo luật chống tham nhũng của Mỹ).

6. Hành động đáp trả của các nhà cung ứng khi hét giá quá cao.

7. Tiền mặt đi chệch hướng – các mô hình tài khoản nợ phải thu.

8. Trộm cắp hàng tồn kho.

9. Che giấu các vấn đề về an toàn/chất lượng sản phẩm.

10. Kê sai các chi phí Du lịch và giải trí (T&E).

Theo Tuần Việt Nam