Kiến thức quản trị Bài học của của hai doanh nghiệp Gushan và Tiyi về sở...

Bài học của của hai doanh nghiệp Gushan và Tiyi về sở hữu trí tuệ

15
Trong kinh doanh bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có các sách lược để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thương trường vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận cao lại không dễ chút nào. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những sách lược phát triển đúng đắn và lâu dài. Nhiều doanh nghiệp đã dùng chính năng lực thật sự của mình để “chiến thắng” nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp lại sử dụng các thủ đoạn không minh bạch để gây thiệt hại đến đối thủ cũng như “nôn nóng” muốn có lợi nhuận tức thời nên đã tiến hành nhiều kế hoạch “không hợp pháp”.

Cũng vì mục tiêu trên mà Tiyi, một công ty sản xuất bánh ngọt của Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của đối thủ cạnh tranh vì những mục đích lợi nhuận của riêng mình.

Từ gần 20 năm nay, trên thị trường Trung Quốc, công ty Gu Shan đã rất nổi tiếng với sản phẩm Bánh nho khô Miss Kate. Bánh này được người tiêu dùng nhiệt tình chấp nhận và coi là lựa chọn đầu tiên của họ khi mua bánh ngọt.

Để thúc đẩy hơn nữa sản phẩm bánh này, Gu Shan đã đầu tư một số lượng lớn tiền vào quảng cáo. Hiệu quả của số tiền đầu tư này đã thành công lớn với việc cái tên bánh Mis Kate, bao bì, hình thức bên ngoài và vỏ hộp ngày càng trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong lúc đang thu được những thành công lớn thì doanh số tiêu thụ các sản phẩm bánh của Gu Shan lại có dấu hiệu giảm sút.

Một nhóm nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân của Gu Shan được thành lập. Và kết quả nhóm này đã phát hiện thấy rằng trên thị trường gần đây xuất hiện sản phẩm Bánh nho khô Hovona của công ty Tiyi gần như giống sản phẩm Miss Kate về màu sắc, miêu tả phông chữ, thiết kế hình ảnh trên bao bì và hình thức bên ngoài. Sự rất giống nhau này đủ để làm cho ngư¬ời tiêu dùng lẫn lộn trong việc xác định sản phẩm.

Không đồng ý trước hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh này, Gu Shan đã yêu cầu Tiyi phải chấm dứt ngay các hành động của mình. Cơ sở pháp lý mà Gu Shan đưa ra là Luật thương mại Trung Quốc và Luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.

Theo Gu Shan, Tiyi đã lợi dụng sự thành công và sử dụng thoải mái danh tiếng kinh doanh của mình để có được một lợi thế trên thị trường. Tiyi đã gây hại tới các lợi ích thị trường công bằng và dài hạn của Gu Shan cũng như xâm phạm đến nhãn hiệu hàng hoá sản phẩm bánh Mis Kate, một đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

“Biểu tượng” được đề cập đến tại Luật thương mại Trung Quốc là một biểu tượng mà được sử dụng như một sự nhận biết hoặc có ý nghĩa thứ yếu có thể giúp cho người tiêu dùng nhận biết và phân biệt nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bao bì của bánh Miss Kate là một lon sắt hình trụ, có thể đựng được 560 gram. Thiết kế bao bì chủ yếu là nhãn hiệu Miss Kate và những từ tiếng Anh, Bánh nho khô, với một dòng thiết kế hình ảnh quả nho xung quanh lon và một thiết kế hình ảnh hàng chồng bánh như thiết kế nền. Bên cạnh nhãn hiệu, theo quy định của pháp luật kinh doanh, thiết kế bao bì miêu tả bản chất, nội dung, thành phần và hương vị của sản phẩm này. Đó là một quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Với việc tạo dựng hình thức bên ngoài và thiết kế bao bì như là một biểu tượng để phân biệt, Gu Shan cũng đã có một thời gian dài đầu tư một số tiền lớn vào quảng cáo. Công chúng liên quan đã có một ấn tượng nhất định về sản phẩm Miss Kate. Nhưng sau đó, Tiyi đã sản xuất và phân phối sản phẩm của mình sử dụng hình thức bên ngoài và thiết kế bao bì tương tự với sản phẩm của Gu Shan, tức là lon sắt hình trụ, phông chữ được miêu tả bên ngoài, một đường kẻ đỏ mỏng xung quanh đáy lon, một nhãn hiệu với màu đỏ là màu cơ bản, một dòng thiết kế hình ảnh các quả nho và bánh làm nền. Thiết kế bao bì của Tiyi đã sao chép rõ ràng hình thức bên ngoài của bánh Mis Kate của Gu Shan về màu sắc, từ tiếng Anh đ¬ợc sử dụng, thiết kế và cách bố trí hình ảnh.

Hành vi của Tiyi là gian dối và không lành mạnh rõ ràng đủ để gây hại đến trật tự kinh doanh khi Tiyi đã “thoải mái” lợi dụng sự thành công của người khác và tạo nên một hành vi xâm phạm biểu tượng độc quyền của bánh Miss Kate – một quyền sở hữu trí tuệ được Gu Shan dầy công xây dựng trong thời gian dài. Và kết quả theo phán quyết của cơ quan chức năng Trung Quốc, Tiyi buộc phải thu hồi toàn bộ sản phẩm banh Hovona của mình và phải bồi thường thiệt hại cho Gu Shan vì những mất mát doanh thu.

Nhãn hiện, biểu tượng (Brand) là một cái gì đó để nhận biết sản phẩm của người sản xuất và phân biệt chúng với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Nhãn hiệu có thể là một chữ, một hay nhiều mẫu tự, một nhóm chữ, một biểu tượng, một kiểu dáng hoặcmột sự kết hợp nào đó giữa chúng. Theo quy định pháp luật thì nhãn hiệu nói lên xuất xứ của sản phẩm, ngầm nói lên sự bảo đảm chất lượng sản phẩm, nó cung cấp sự thỏa mãn tốt nhu cầu cho khách hàng mà sản phẩm khác không thể có được. Việc dán nhãn là cần thiết đối với người mua lẫn người bán.

Những doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu phải cảnh giác thường xuyên đối với sự bắt chước hoặc ăn cướp nhãn hiệu một cách trắng trợn đối với các nhãn hiệu đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Ðó là việc kinh doanh hàng giả, hàng dỏm. Đồng thời họ phải tự mình cảnh giác và khám phá sự làm hàng giả sản phẩm giống nhãn hiệu của mình sau đó chính phủ có liên quan mới có thể tiếp tay để xử lý, ngăn chặn. 

Qua bài học của Gushan và Tiyi, nhiều doanh nghiệp cần nhận thức rõ đâu là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ thực sự. Chỉ những sản phẩm do mình thực sự sáng tạo ra và khi bị người khác sao chép thì lúc đó là cần thiết để yêu cầu bảo hộ quyền sáng chế của mình. Còn nếu chỉ sáng tạo dựa trên những nguyên mẫu có sẵn từ trước thì đó sẽ không phải là những “sáng chế” thực sự của doanh nghiệp, do đó nếu những mẫu hàng hoá này sẽ rất khó thành công trên thương trường.

Theo bwportal/Tổng hợp từ China Documentary