Kiến thức quản trị Việc nhà lãnh đạo cần làm trong thời kỳ suy thoái

Việc nhà lãnh đạo cần làm trong thời kỳ suy thoái

6
Có rất nhiều cách để phát triển doanh nghiệp từ bên trong nhưng cũng đừng quên “chớp” lấy các cơ hội ở bên ngoài. 
Khi kinh tế khó khăn, mọi thứ trở nên thắt chặt. Và thật dễ dàng nổi bật với ai lãnh đạo đúng hướng. Chính vì thế ngay bây giờ, những người lãnh đạo cần phải gắn tầm nhìn của mình với chiến lược 2 mục tiêu. Một mặt tìm kiếm những biện pháp để “chống đỡ” thất thu bên trong, mặt khác cần phải tìm kiếm những cơ hội bên ngoài ngay trong thời kỳ suy thoái này. Vì thế, hãy thử những bước quan trọng sau đây:
Cải tiến từ bên trong
Giám sát dòng tiền. Tiền là yếu tố quan trọng lúc này hơn bao giờ hết. Hãy chắc chắn rằng khoản tín dụng của bạn phải đảm bảo, và chú ý đến những dự án với khoản tiền lớn. Nếu bạn hoạt động với khoản vốn ít, thì hãy quản lý bằng tiền mặt (chứ không bằng lợi nhuận và các lời cam kết). Hãy kiểm tra những con số thật tỉ mỉ và sẵn sàng hành động.
Xem lại những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Hãy xem xét lại doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đang quan tâm đến những thiếu sót nào trong lĩnh vực kinh doanh thì cần phải có biện pháp sửa chữa ngay bởi chúng có thể khiến doanh nghiệp bị “mục nát” dần. Tương tự cũng phải tìm ra những cách mới để tập hợp lại thành những điểm mạnh và phát huy nhiều hơn.
Hãy nghĩ lại các chiến lược bán hàng. Hãy nhận ra những sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi ích nhất và từ đó chú trọng đến những nỗ lực bán hàng của doanh nghiệp. Hãy coi tổng lợi nhuận như là một thước đo hay tốt hơn là dành số tiền dư đó làm vốn đầu tư.
Phân loại khách hàng. Điều quan trọng lúc này là cần phải phân biệt được khách hàng nào mang lại lợi nhuận và khách hàng nào không từ đó bạn mới biết được mục tiêu tấn công của mình là gì.
Cải tiến quá trình làm việc. Nếu quá trình làm việc phát sinh quá nhiều chi phí, hãy thắt chặt tới mức có thể. Có lẽ, bạn nên lấy lợi ích từ chương trình ấn định giá như Total Quality Management.
Tăng chất lượng. Trong lúc khó khăn, khách hàng thường theo đuổi số lượng ít hơn. Thay vào đó để phải chi ít đí họ tìm những cách điều chỉnh chúng. Nếu có thể hãy chú trọng đến chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
Thúc đẩy những nỗ lực tiếp thị. Điều gì đầu tiên mà nhiều công ty làm để “thắt lưng buộc bụng”? Câu trả lời tồi tệ nhất là cắt giảm marketing. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công ty mà duy trì, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trong suốt thời kỳ khó khăn thì lợi ích sẽ tăng lên sau đó. Bên cạnh đó, các công ty tiếp thị cũng đang “đói” doanh nghiệp thời kỳ này vì vậy bạn có thể đàm phán được những hợp đồng với giá rẻ hơn.
Xem lại khoản bồi thường của bạn. Bạn cần phải phát huy hết sức mạnh của mình ngay bây giờ. Nếu không, hãy đặt kết quả đạt tại một vị trí và liên kết tiền thưởng của bạn với thành quả đạt được. Nghĩ thật động não: Bạn có thể giảm mức lương cơ bản và tăng tiền thưởng khong? Nhớ rằng, lương đang là một khoản chi lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Tìm kiếm các cơ hội bên ngoài
Tạo ra các khối liên minh chiến lược. Lập thành một hội các doanh nghiệp có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền. Hãy coi việc góp vốn chung, chia sẻ tiền thuê vật liệu, thiết bị, văn phòng như là một biện pháp để cắt giảm chi phí. Mặt khác: Đại lý của các nhà sản xuất và công ty xuất khẩu có thúc đẩy việc bánd hàng không?
Đàm phán với những người bán lẻ và giảm chi phí. Chẳng hạn, bạn thuê nhà. Nếu hợp đồng cho thuê bất động sản của bạn sẽ hết vào vài năm tới, hãy gợi ý kéo dài thời hạn và có thể yêu cầu giảm giá. Hoặc nếu bạn đang ở vị trí như là một nhà cung cấp thì hãy đàm phán để được triết khấu phần trăm.
Nhắm tới các khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Nếu một trong những đối thủ cạnh tranh là “cái gai cần phải nhổ” của bạn thì hãy tìm đến những khách hàng của họ. Nếu những khách hàng đó cảm thấy rằng có sự suy giảm về chất lượng trong dịch vụ của công ty hiện tại thì họ có thể nghiêng về bên bạn.
Thậm chí có thể mua của đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đang ở vị trí để trả tiền để mua lại tài sản của đối thủ cạnh tranh đang ở thế yếu thì hãy cân nhắc, chỉ mua khi nó phục vụ cho mục tiêu chiến lược của bạn.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có rất nhiều người tài đang cần việc ngay bây giờ. Nếu bạn cảm thấy không thể phát triển với những nhân viên hiện tại thì cần phải mang kết quả của họ ra đánh giá, làm mọi việc trở nên khó khăn hơn và tạo ra nhiều thách thức. Hoặc, đơn giản là có thể tuyển dụng người mới.
Mở rộng tầm nhìn. Triển vọng tương lai của bạn luôn luôn phải tìm thấy các ý tưởng và cơ hội mới. Nắm bắt các tin tức mới và xu hướng thị trường. Học từ những điều đang diễn ra xung quanh bạn và bình tĩnh đón nhận những cơ hội khi chúng đến.
Trong thời suy thoái này, điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp là phải chủ động để công ty không chỉ được “cứu vớt” mà còn thu được nhiều lợi nhuận.

Theo Diendanquantri