Kiến thức quản trị Thách thức của lãnh đạo doanh nghiệp

Thách thức của lãnh đạo doanh nghiệp

14
Phần lớn các nhà quản lý không hiểu làm một nhà lãnh đạo có nghĩa gì. Đó là kết luận tôi rút ra từ một nghiên cứu toàn cầu gần đây của McKinsey & Company về những điều cần thiết để quản lý hoạt động doanh nghiệp.

Chỉ 48% các nhà quản lý được điều tra tin rằng họ cần thúc đẩy tinh thần nhân viên và chỉ 46% tin rằng trách nhiệm của họ là đưa ra sự chỉ đạo trong suốt cuộc khủng hoảng này. Con số này giảm tương ứng xuống còn 45% và 39% khi sự thúc đẩy tinh thần và chỉ đạo được coi là những hành động đối với việc làm thế nào để quản lý sau khủng hoảng.

Đáng ngại hơn là chỉ 30% các nhà quản lý cảm thấy rằng họ cần phải thúc đẩy nhân viên trong suốt khủng hoảng và chỉ 23% cảm thấy cần thiết như vậy sau khủng hoảng. Nhu cầu đối với sự minh bạch ở mức thấp, chỉ 23% tin rằng nhà quản lý cần phải có sự giải trình minh bạch trong khủng hoảng và sau khủng hoảng là 18%. Sự sáng tạo đổi mới cũng ở mức thấp, chỉ khoảng 33% các nhà lãnh đạo tin rằng điều đó là cần thiết bây giờ nhưng khoảng 46% tin rằng điều đó là cần thiết sau khủng hoảng.
Nếu phần lớn các nhà quản lý không tin rằng việc thúc đẩy tinh thần và chỉ đạo nhân viên là cần thiết đối với việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp và rằng các động lực cũng như tính trách nhiệm là không quan trọng thì các công ty sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng.
Bản nghiên cứu không đánh giá những gì tôi tin rằng hầu hết các nhà quản lý cho rằng công việc của họ là như thế: khiến cho mọi việc được thực hiện. Nhưng việc thực hiện mà không có sự lãnh đạo đầy đủ là thiển cận. Điều đó có thể giúp cho một công ty hoạt động được trong một quý hoặc một năm nhưng nó sẽ không xây dựng được nền tảng cho những điều mà các doanh nghiệp thực sự cần: sự phát triển.
Sự lãnh đạo đòi hỏi tầm nhìn xa cũng như khả năng thực hiện. Tầm nhìn xa cho bạn thấy những định hướng đúng đắn giúp việc thực hiện của bạn phục vụ được nhu cầu của khách hàng tại thời điểm hiện tại và đặt nền tảng cho sự phục vụ về sau.
Chính vì thế việc xác định lại sự thúc đẩy tinh thần và chỉ đạo có nghĩa gì là cần thiết.
Thúc đẩy tinh thần, như McKinsey mô tả, là “sự lãnh đạo… vì thế mà người lãnh đạo có thể thúc đẩy tinh thần khuyến khích người khác và định hình hành động của họ”. Từ khơi nguồn cảm hứng có thể khiến hầu hết các nhà quản lý bị nhầm lẫn bởi vì họ có thể cảm thấy họ cần phải diễn thuyết giống như Winston Churchill hoặc lãnh đạo như Colin Powell. Không, thúc đẩy tinh thần xuất phát từ những ví dụ tấm gương cá nhân.
Nhà quản lý có thể thúc đẩy tinh thần bằng việc đặt nhân viên ở đúng vị trí phù hợp với họ để thành công và sau đó giúp họ thực hiện công việc đúng cách và đúng lúc. Quan trọng hơn, người quản lý tốt liên kết với từng nhân viên riêng rẽ để hỗ trợ, hướng dẫn và thử thách họ để thành công. Đó là những gì cần thiết để tạo ra một nơi làm việc nhiều cảm hứng hơn.
Chỉ đạo, theo bản nghiên cứu của McKinsey nhìn nhận, là “năng lực để xác định rõ công ty đang hướng tới đâu và phân việc chính xác…” Ít nhà quản lý tôi biết phản đối với khái niệm đó nhưng nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là công việc của các nhà quản lý cấp cao chứ không phải họ.
Điều đó quá tồi bởi vì sự phân việc (đưa mọi người cùng hướng tới những mục tiêu chung) thực sự xảy ra ở tuyến trên. Điều này phụ thuộc vào việc người quản lý có đảm bảo được rằng mọi người hiểu điều gì được mong chờ ở họ và họ phải thực hiện nó như thế nào. Điều đó đòi hỏi sự chỉ đạo đúng.
Có một công ty cố gắng tìm hiểu việc lãnh đạo có nghĩa gì. Theo tờ Wall Street Journal, công ty GE này đã xem xét lại các chương trình giảng dạy tại Crotonville, trung tâm phát triển quản lý nổi tiếng của họ để học hỏi từ những sai lầm đã phạm phải trong cuộc suy thoái gần đây. Sự nhấn mạnh được đặt vào việc giảng dạy các giám đốc điều hành kiêm tốn hơn và lắng nghe cũng như khuyến khích họ “thách thức những giả định, suy nghĩ mang tính toàn cầu hơn” và “có trách nhiệm hơn”.
Lắng nghe, thấu hiểu và trách nhiệm là những bước khởi đầu tốt dẫn đến sự thúc đẩy tinh thần nhân viên và đến sự thúc đẩy tinh thần và việc thách thức những giả định với lối suy nghĩ mang tính toàn cầu có thể giúp tạo lập sự chỉ đạo tốt hơn.
Sự lãnh đạo là cần thiết cho sự cải thiện. Trong khi hơn 2/3 người Mỹ, theo National Leadership Index (Chỉ số lãnh đạo quốc gia) năm 2009 do trường Harvard Kennedy xuất bản tin rằng “chúng ta đang gặp phải cuộc khủng hoảng về sự lãnh đạo” gần như 9 trong số 10 người (tương đương 87%) tin rằng “vấn đề chúng ta đối mặt ngày hôm nay có thể giải quyết được thông qua sự lãnh đạo hiệu quả”.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước.

Theo John Baldoni