Kiến thức quản trị Bản lĩnh nhà lãnh đạo tài ba

Bản lĩnh nhà lãnh đạo tài ba

12
Các nhà lãnh đạo tài ba luôn tạo ra sự khác biệt. Chính sự khác biệt này giúp họ được nhân viên kính trọng và vị nể. Sự khác biệt đó thể hiện ở mọi tư tưởng, hành động và phẩm chất của nhà lãnh đạo.

Ngân sách có hạn là tin tức tốt lành!
Nghe có vẻ lạ đời nhưng đối với các nhà lãnh đạo tài ba, sự eo hẹp ngân sách có khi lại là điều hay. Bởi ngân sách có hạn đồng nghĩa với việc phải:

• Sáng tạo, “vắt óc” nghĩ ra cái gì đó mang lại giá trị tốt nhất. Ai cũng biết cách xài tiền nhưng mấy ai biết cách tạo ra giá trị.

• Xem xét lại việc chi tiêu của bộ phận bạn phụ trách, từ đó đảm bảo mọi chi tiêu thỏa đáng để bộ máy vận hành hiệu quả và tiết kiệm nhất.

• Phá bỏ những suy nghĩ trì trệ của nhân viên, thúc đẩy họ hoạt động hiệu quả trong các dự án ngắn thời gian hơn (để phù hợp với ngân sách có hạn).

• Khi gặt hái thành công với ngân sách có hạn, họ sẽ được công nhận khả năng của mình, vì vậy họ sẽ được cấp trên biết đến và đánh giá cao hơn nữa.

Sự tương đồng giữa ảo thuật gia và các nhà lãnh đạo tài ba

Đối với các nhà lãnh đạo, ảo thuật và thương trường có khá nhiều điểm tương đồng, xoay quanh chữ MAGIC:

M – Magicians (Ảo thuật gia): Nhà ảo thuật nào cũng phải trải qua quá trình học hỏi kiên trì. Nhà lãnh đạo giỏi cũng vậy, họ phải học hỏi, phát triển tư duy, kỹ năng huấn luyện, giao tiếp, và có sự hiểu biết tốt về thế giới xung quanh.

A – Audience participation (Quy tụ đông đảo khán thính giả): Ảo thuật gia càng giỏi sẽ càng thu hút đông đảo khán giả quanh mình. Nhà lãnh đạo giỏi cũng phải thành công trong việc thu hút đông nhân viên thông qua các chiến lược, ý tưởng, khả năng gìn giữ và phát triển nhân tài.

G – Get close to the audience (Tiếp cận khán giả): Ảo thuật gia giỏi không bao giờ biểu diễn quá xa khán giả. Họ đi vòng quanh khán giả để biểu diễn. Cũng vậy người lãnh đạo giỏi không cách xa nhân viên. Họ thường tiếp cận, gần gũi trò chuyện cùng nhân viên để chia sẻ thông tin, mở rộng suy nghĩ của nhân viên về các ý tưởng và chiến lược của họ hướng đến mục tiêu chung của công ty.

I – Ingenuity (Khéo léo): Không nhà ảo thuật nào diễn mãi một trò. Họ liên tục gây ngạc nhiên cho khán giả bằng việc thay đổi phong cách và nội dung chương trình. Điều này hoàn toàn tương tự như các nhà lãnh đạo. Họ luôn tìm ra những con đường mới để truyền tải thông điệp, mục tiêu để thuyết phục nhân viên đi theo con đường của họ.

C – Cherish the values (Trân trọng các giá trị): Nghề ảo thuật có giá trị riêng của nó. Người xem chỉ thừa nhận các trò ảo thuật khi các ảo thuật gia tôn trọng giá trị nghề nghiệp chứ không phải ở chỗ các trò ảo thuật đã được làm như thế nào. Các nhà lãnh đạo cũng thế: biết trân trọng giá trị của công ty, tuyển chọn nhân tài biết yêu quý những giá trị này để những nhanh chóng phát huy và hoàn thiện những thế mạnh riêng có của tập thể.

Những nhà lãnh đạo tài ba có “ma thuật” tạo ra một môi trường làm việc biết khuyến khích nhân viên làm việc. Nghĩa là họ biết truyền cảm hứng tới mọi người để hoàn thành những công việc tưởng chừng không thể. Trên thực tế, không có gì là “ma thuật” trong các trò ảo thuật, và cũng chẳng có gì là “ma thuật” trong việc dẫn dắt, lãnh đạo nhân viên. Tất cả đều xuất phát từ nghệ thuật “đối nhân xử thế” của nhà lãnh đạo. Nhờ vậy mà ”ma thuật” sẽ xảy ra: những nhà lãnh đạo giỏi luôn có thể tạo được niềm tin nơi nhân viên, biến những điều không thể thành có thể.

Theo Kynang